1 00:00:00,000 --> 00:00:08,000 Kính thiên văn không gian Hubble đã chụp lại một lần nữa bức ảnh nổi tiếng đã trở thành biểu tượng của nó: 2 00:00:09,000 --> 00:00:12,000 "Những chiếc cột của tạo hóa" bên trong tinh vân Đại Bàng. 3 00:00:13,000 --> 00:00:18,000 Lần này, Hubble đã có tới 2 bức ảnh về những chiếc cột nổi tiếng này: 4 00:00:19,000 --> 00:00:29,000 một bức được chụp theo cách thông thường, bức thứ hai chụp bằng bức xạ hồng ngoại. 5 00:00:30,000 --> 00:00:36,000 Đây là 2 bức ảnh chi tiết nhất từ trước tới nay. 6 00:00:52,000 --> 00:00:56,000 Tập 82: Góc nhìn mới về "Những chiếc cột của tạo hóa" 7 00:00:59,000 --> 00:01:08,000 Vào năm 1995, Hubble chụp được 3 ngọn tháp của khí, bụi và những ngôi sao mới hình thành bên trong tinh vân Đại Bàng, 8 00:01:09,000 --> 00:01:12,000 tạo nên một bức ảnh nổi tiếng mang tên "Những chiếc cột của tạo hóa" (the Pillars of Creation). 9 00:01:25,000 --> 00:01:31,000 Hubble quan sát các khu vực bên trong tinh vân này vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm, 10 00:01:31,000 --> 00:01:36,000 và chụp lại được những góc nhìn ấn tượng về những đám mây khí hi-đrô lạnh và tối, 11 00:01:39,000 --> 00:01:44,000 những ngôi sao trẻ đầy năng lượng, và những cụm sao lấp lánh. 12 00:01:49,000 --> 00:01:54,000 Vừa rồi, Hubble đã có bức ảnh mới nhất, chi tiết nhất về khu vực này. 13 00:01:58,000 --> 00:02:01,000 Hình ảnh những đám mây khí nhiều màu, 14 00:02:02,000 --> 00:02:10,000 bụi vũ trụ như những dải tóc đen, và 3 chiếc cột nổi tiếng màu gỉ sắt. 15 00:02:12,000 --> 00:02:24,000 Bụi và khí của chiếc cột bị đốt nóng bởi bức xạ từ những ngôi sao trẻ, và dần bị ăn mòn bởi nhiều đợt gió mạnh từ những ngôi sao khổng lồ gần đó. 16 00:02:28,000 --> 00:02:39,000 Những hình ảnh này cho các nhà thiên văn học cái nhìn rõ ràng hơn về những thay đổi trong cấu trúc của chiếc cột qua thời gian. 17 00:02:42,000 --> 00:02:49,000 Bức ảnh mới chụp lại gần như cùng một khu vực với bức ảnh năm 1995. 18 00:02:49,000 --> 00:03:00,000 nhưng sử dụng một ống camera mới để chụp lại sắc nét hơn những đám mây khí ô-xi, hi-đrô và lưu huỳnh. 19 00:03:08,000 --> 00:03:12,000 Hubble còn có một món quà năm mới nữa cho chúng ta; 20 00:03:13,000 --> 00:03:17,000 nó đã quan sát khu vực nói trên bằng bức xạ hồng ngoại, 21 00:03:18,000 --> 00:03:27,000 cho phép nó nhìn xuyên qua lớp bụi và khí, để tạo nên một bức ảnh mới lạ - nhưng không kém phần hùng vĩ. 22 00:03:35,000 --> 00:03:45,000 Trong ảnh, ngoài những ngôi sao sáng nằm rải rác, có cả những ngôi sao sơ sinh đang được hình thành bên trong chiếc cột. 23 00:03:48,000 --> 00:03:56,000 Những chiếc cột in bóng trên nền bụi và khí xanh mờ, trông kì ảo hơn bao giờ hết. 24 00:04:00,000 --> 00:04:04,000 Trong quá khứ cũng đã có nhiều bức ảnh hồng ngoại khác về khu vực này. 25 00:04:06,000 --> 00:04:17,000 Năm 2012, kính thiên văn Herschel của ESA có một bức ảnh hồng ngoại mà sau đó được kết hợp với ảnh bằng tia X chụp từ đài quan sát không gian XMM-Newton, 26 00:04:17,000 --> 00:04:24,000 cho thấy những ngôi sao nóng bên trong tinh vân Đại Bàng và những tác động của chúng lên khu vực xung quanh. 27 00:04:26,000 --> 00:04:35,000 Năm 2001, Kính-thiên-văn-Rất-Lớn (VLT) của đài quan sát Nam Âu cũng chụp được ảnh hồng ngoại của tinh vân này. 28 00:04:38,000 --> 00:04:49,000 Dù khu vực do VLT chụp được rộng hơn, bức ảnh do Hubble chụp lại sắc nét và chi tiết hơn. 29 00:04:50,000 --> 00:04:58,000 2 bức ảnh mới này cho thấy những hình ảnh khác nhau về vũ trụ khi nhìn bằng những loại ánh sáng khác nhau. 30 00:04:58,000 --> 00:05:05,000 Hubble đã được cải tiến rất nhiều để cung cấp những hình ảnh sắc nét hơn phục vụ cho nghiên cứu. 31 00:05:06,000 --> 00:05:11,000 Tròn 25 năm tuổi, và Hubble vẫn đang ngày càng hoàn thiện hơn. 32 00:05:18,000 --> 00:05:22,000 Hubblecast là chương trình được sản xuất bởi ESA/Hubble thuộc đài quan sát Nam Âu tại Đức. 33 00:05:23,000 --> 00:05:26,000 Dự án kính thiên văn Hubble là dự án hợp tác quốc tế giữa NASA và Cơ quan Không gian châu Âu (ESA).