1 00:00:19,000 --> 00:00:20,420 Đây là chương trình Hubblecast! 2 00:00:20,420 --> 00:00:23,900 Với tin tức và hình ảnh từ NASA/ESA Hubble Space Telescope 3 00:00:23,900 --> 00:00:30,000 Cùng du hành xuyên qua thời gian và không gian với Tiến sĩ J, hay Tiến sĩ Joe Liske. Tập 24_6: Bên ngoài Trái Đất 4 00:00:30,620 --> 00:00:33,680 Xin chào và hoan nghênh đến với tập đặc biệt thứ sáu của Hubblecast 5 00:00:33,680 --> 00:00:37,060 nhân dịp kỉ niệm năm Thiên văn Quốc tế 2009. 6 00:00:37,980 --> 00:00:42,260 Trong tập trước, chúng ta đã tìm hiểu về cách kính thiên văn quan sát Vũ Trụ 7 00:00:42,260 --> 00:00:44,000 với ánh sáng mà mắt người khó có thể thấy. 8 00:00:44,000 --> 00:00:50,000 Trong tập này, ta sẽ xem cách kính thiên văn không gian cách mạng hóa mọi lĩnh vực trong thiên văn học. 9 00:00:52,460 --> 00:00:53,620 Kính thiên văn Không gian Hubble 10 00:00:53,620 --> 00:00:58,000 Cho đến tận bây giờ đây là kính thiên văn nổi tiếng nhất trong lịch sử. Sở dĩ như vậy là có lí do. 11 00:00:58,000 --> 00:01:01,000 Hubble đã cách mạng hóa rất nhiều lĩnh vực trong thiên văn học. 12 00:01:01,000 --> 00:01:05,000 Với những tiêu chuẩn hiện đại, thực tế gương của Hubble khá là nhỏ. 13 00:01:05,000 --> 00:01:07,960 Với đường kính chỉ khoảng 2.4m. 14 00:01:07,960 --> 00:01:12,360 Nhưng vị trí của Hubble, theo đúng nghĩa đen, là bên ngoài thế giới này. 15 00:01:12,360 --> 00:01:14,660 Vượt khỏi những tác động làm mờ ảnh của bầu khí quyển Trái Đất, 16 00:01:14,660 --> 00:01:18,000 có một tầm nhìn nhạy bén đặc biệt về Vũ Trụ. 17 00:01:18,000 --> 00:01:22,000 Và hơn nữa, Hubble có thể thấy ánh sáng tử ngoại và hồng ngoại gần. 18 00:01:22,000 --> 00:01:28,000 Ánh sáng không thể nhìn thấy được bởi các kính thiên văn dưới mặt đất vì chúng bị chặn lại bởi bầu khí quyển. 19 00:01:29,000 --> 00:01:33,480 Các máy ảnh và phổ kế của kính, có những cái to bằng bốt điện thoại công cộng, 20 00:01:33,480 --> 00:01:37,040 phân tích và ghi lại ánh sáng từ những vùng xa xôi của Vũ Trụ. 21 00:01:38,000 --> 00:01:42,000 Tương tự như các kính thiên văn dưới mặt đất, qua thời gian Hubble cũng phải được nâng cấp. 22 00:01:42,000 --> 00:01:45,000 Các phi hành gia đi bộ trong không gian thực hiện sứ mệnh bảo dưỡng cho kính. 23 00:01:45,000 --> 00:01:52,000 Những bộ phận hỏng hóc được cải tạo, và các thiết bị cũ hơn được thay thế với công nghệ tối tân hơn. 24 00:01:53,560 --> 00:01:56,860 Hubble đã trở thành nguồn lực của mảng thiên văn học quan sát. 25 00:01:56,860 --> 00:02:00,000 Và thay đổi những hiểu biết của chúng ta về Vũ Trụ. 26 00:02:03,440 --> 00:02:07,680 Với tầm nhìn sắc bén, Hubble đã quan sát những thay đổi theo mùa ở Sao Hỏa. 27 00:02:09,700 --> 00:02:12,240 Một vụ va chạm của một sao chổi ở Sao Mộc... 28 00:02:14,000 --> 00:02:16,880 ảnh nằm ngang của chiếc vòng vành đai Sao Thổ 29 00:02:21,000 --> 00:02:23,540 và cả bề mặt của Sao Diêm Vương bé xíu. 30 00:02:24,580 --> 00:02:27,420 Cho ta thấy vòng đời của những ngôi sao, 31 00:02:27,420 --> 00:02:33,300 ngay từ lúc sinh ra và những ngày đầu đời trong những vườn ươm đầy khí và bụi. 32 00:02:33,320 --> 00:02:36,000 cho đến những lời chào từ biệt cuối cùng của chúng 33 00:02:36,000 --> 00:02:41,000 như những tinh vân mềm mại, dần được thổi vào không gian bởi những ngôi sao chết, 34 00:02:41,000 --> 00:02:48,000 hoặc những vụ nổ supernova chấn động, gần như chiếu sáng chói thiên hà, nhà của chúng. 35 00:02:49,000 --> 00:02:54,000 Lặn sâu vào Tinh vân Orion, Hubble còn thấy nơi ra đời của các Hệ Mặt Trời mới: 36 00:02:54,000 --> 00:02:59,680 những chiếc đĩa bụi quanh những ngôi sao mới sinh mà sau này chúng sẽ cô đặc lại thành các hành tinh. 37 00:02:59,680 --> 00:03:05,000 Kính thiên văn không gian còn nghiên cứu hàng nghìn ngôi sao riêng lẻ trong những cụm sao cầu khổng lồ, 38 00:03:05,000 --> 00:03:08,040 đó là những gia đình sao lâu đời nhất trong Vũ Trụ. 39 00:03:10,000 --> 00:03:11,000 Và các thiên hà, đương nhiên. 40 00:03:11,000 --> 00:03:15,920 Các nhà thiên văn học chưa bao giờ nhìn thấy chi tiết đến thế. 41 00:03:16,200 --> 00:03:22,000 Các nhánh xoắn ốc tráng lệ, những làn bụi say mê, và cả những vụ va chạm mãnh liệt. 42 00:03:24,600 --> 00:03:28,600 Tiến hành phơi sáng cực lâu tại những khu vực tối tăm của bầu trời 43 00:03:28,600 --> 00:03:33,000 để thấy hàng nghìn thiên hà mờ nhạt cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng. 44 00:03:33,000 --> 00:03:37,000 Các hạt photon được phát ra vào thời điểm Vũ Trụ vẫn còn trẻ. 45 00:03:37,000 --> 00:03:44,000 Một cửa sổ mở vào quá khứ xa xôi, lan tỏa ánh sáng mới vào một Vũ Trụ không ngừng tiến hóa. 46 00:03:45,860 --> 00:03:48,860 Hubble không phải là kính thiên văn duy nhất trong không gian. 47 00:03:48,860 --> 00:03:53,420 Đây chính là Kính thiên văn Không gian Spitzer của NASA, được phóng vào tháng 8 năm 2003. 48 00:03:53,420 --> 00:03:56,700 Trong một chừng mực nào đó, Spitzer tương đượng như Hubble về mặt hồng ngoại. 49 00:03:57,000 --> 00:04:01,000 Gương của Spitzer chỉ có đường kính khoảng 85cm. 50 00:04:01,000 --> 00:04:05,880 Ngoài ra, kính được ẩn mình trong một tấm chắn nhiệt bảo vệ kính trước Mặt Trời. 51 00:04:05,880 --> 00:04:10,000 Và các bộ cảm biến được đặt trong một phích cách nhiệt chứa heli lỏng 52 00:04:10,000 --> 00:04:18,000 Các bộ cảm biến tại đây được làm lạnh chỉ còn vài độ trên độ không tuyệt đối, làm chúng trở nên nhạy bén. 53 00:04:19,000 --> 00:04:22,000 Spitzer cho ta thấy một Vũ Trụ đầy bụi bặm. 54 00:04:22,000 --> 00:04:27,000 Những đám mây bụi tối, mờ đục tỏa sáng trong ánh sáng hồng ngoại khi được làm nóng. 55 00:04:28,020 --> 00:04:32,740 Sóng xung kích từ các vụ va chạm thiên hà thổi bay bụi trong những chiếc vòng của thiên hà 56 00:04:32,740 --> 00:04:33,800 và các nét thủy triều, 57 00:04:33,800 --> 00:04:36,780 những khu vực mới dánh cho quá trình hình thành sao ở khắp thiên hà. 58 00:04:39,380 --> 00:04:42,380 Bụi cũng được tạo ra từ cái chết của một ngôi sao. 59 00:04:42,380 --> 00:04:48,000 Spitzer phát hiện các tinh vân hành tinh và tàn tích supernova chứa đầy các hạt bụi, 60 00:04:48,000 --> 00:04:51,200 là khối vật liệu cần thiết cho việc tạo nên những hành tinh tương lai. 61 00:04:52,120 --> 00:04:57,120 Ở các bước sóng hồng ngoại khác, Spitzer còn có thể nhìn xuyên qua một đám mây bụi, 62 00:04:57,120 --> 00:05:00,000 hé lộ những ngôi sao bên trong, ẩn mình trong các lõi bụi. 63 00:05:01,000 --> 00:05:06,680 Cuối cùng, các phổ kế của kính thiên văn nghiên cứu bầu khí quyển của các ngoại hành tinh 64 00:05:06,680 --> 00:05:11,600 những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc, quay quanh ngôi sao chủ chỉ trong vài ngày. 65 00:05:14,000 --> 00:05:16,400 Vậy còn tia X và tia gamma thì sao? 66 00:05:16,400 --> 00:05:19,000 chúng hoàn toàn bị chặn bởi bầu khí quyển Trái Đất. 67 00:05:19,000 --> 00:05:21,260 Vì vậy nếu như không có các kính thiên văn không gian, 68 00:05:21,260 --> 00:05:25,180 các nhà thiên văn học sẽ không thấy được gì từ những dạng năng lượng bức xạ mạnh mẽ này. 69 00:05:27,000 --> 00:05:33,080 Kính thiên văn không gian tia X và tia gamma hé lộ một Vũ Trụ nóng bỏng, đầy năng lượng và mãnh liệt 70 00:05:33,080 --> 00:05:38,540 của các cụm thiên hà, lỗ đen, các vụ nổ supernova và những vụ va chạm thiên hà. 71 00:05:42,080 --> 00:05:44,320 Tuy vậy, các kính thiên văn này rất khó chế tạo. 72 00:05:44,320 --> 00:05:47,880 Bức xạ năng lượng đi qua một gương thông thường. 73 00:05:47,880 --> 00:05:53,000 Tia X chỉ có thể được tập trung với các vỏ gương được làm từ vàng nguyên chất lồng vào nhau. 74 00:05:53,000 --> 00:05:56,280 Và tia gamma được nghiên cứu bằng các camera lỗ kim phức tạp, 75 00:05:56,280 --> 00:05:58,180 hoặc các chất phát sáng được lấp đầy 76 00:05:58,180 --> 00:06:01,920 nhằm ghi lại những chớp ngắn của ánh sáng thông thường khi bị các hạt photon của tia gamma đập vào. 77 00:06:04,640 --> 00:06:08,700 Vào thập niên 1990, NASA triển khai Đài quan sát Tia Gamma Compton 78 00:06:08,700 --> 00:06:13,000 Vào thời điểm đó, nó là vệ tinh khoa học lớn nhất và nặng nhất từng được phóng vào không gian. 79 00:06:13,000 --> 00:06:16,000 Một phòng thí nghiệm không gian được trang bị đầy đủ. 80 00:06:16,000 --> 00:06:20,000 Vào năm 2008, Compton được GLAST kế nghiệp: 81 00:06:20,000 --> 00:06:23,000 Kính thiên văn Không gian Tia Gamma Khu vực Rộng (Gamma Ray Large Area Space Telescope) 82 00:06:24,000 --> 00:06:29,000 GLAST sẽ nghiên cứu mọi thứ trong Vũ Trụ năng lượng cao từ vật chất tối cho đến các sao xung. 83 00:06:32,000 --> 00:06:36,000 Trong khi đó, các nhà thiên văn lại có đến 2 kính thiên văn tia X trong không gian. 84 00:06:36,000 --> 00:06:38,000 Đài quan sát tia X Chandra của NASA 85 00:06:38,000 --> 00:06:44,000 và Đài quan sát XMM-Newton của ESA đều đang nghiên cứu những nơi nóng nhất trong Vũ Trụ. 86 00:06:47,000 --> 00:06:51,000 Đây là hình ảnh bầu trời dưới con mắt tia X. 87 00:06:51,000 --> 00:06:53,000 Những hình dạng lan tỏa trong ảnh chính là những đám mây khí, 88 00:06:53,000 --> 00:06:58,000 được làm nóng đến hàng nghìn độ bởi sóng xung kích từ các tàn tích supernova. 89 00:06:59,000 --> 00:07:02,000 Các Điểm sáng trong ảnh chính là những nguồn tia X nhị phân: 90 00:07:02,000 --> 00:07:07,000 đó là những ngôi sao neutron và lỗ đen hút vật chất từ một sao đồng hành. 91 00:07:07,000 --> 00:07:11,000 Những dòng khí nóng, bị hút này phát ra tia X. 92 00:07:11,000 --> 00:07:17,000 Tương tự, các kính thiên văn tia X cho thấy lỗ đen siêu khối lượng trong nhân của các thiên hà xa xôi. 93 00:07:17,680 --> 00:07:21,000 Dòng vật chất xoắn lại hướng vào trong nóng lên đủ phát sáng trong tia X. 94 00:07:21,000 --> 00:07:25,000 Chỉ ngay trước khi chúng lao vào lỗ đen và biến mất. 95 00:07:25,400 --> 00:07:31,480 Khí nóng nhưng loãng cũng lấp đầy không gian giữa từng thiên hà trong một cụm. 96 00:07:31,480 --> 00:07:39,000 Đôi khi, khí ở trung tâm bị kích động mạnh và nóng hơn nữa khi các cụm thiên hà va chạm và sát nhập. 97 00:07:39,960 --> 00:07:46,000 Thú vị hơn nữa là các chớp gamma, sự kiện mang năng lượng mạnh nhất trong Vũ Trụ. 98 00:07:46,000 --> 00:07:52,000 Đây là những vụ nổ hủy diệt cuối cùng của của những ngôi sao có khối lượng rất nặng và quay rất nhanh. 99 00:07:52,000 --> 00:07:58,000 Chưa đầy một giây, chúng giải phóng năng lượng hơn tổng năng lượng của Mặt Trời trong 10 tỷ năm. 100 00:08:02,000 --> 00:08:08,000 Hubble, Spitzer, Chandra, XMM-Newton và GLAST đều là những gã khổng lồ đa năng. 101 00:08:08,000 --> 00:08:13,000 Nhưng một số kính thiên văn nhỏ hơn nhiều và mang nhiều nhiệm vụ tập trung hơn. 102 00:08:13,000 --> 00:08:14,660 Ví dụ như COROT 103 00:08:14,660 --> 00:08:20,000 Vệ tinh của Pháp này dành cho việc nghiên cứu địa chấn sao và ngoại hành tinh. 104 00:08:20,000 --> 00:08:22,000 Hay Vệ tinh Swift của NASA, 105 00:08:22,000 --> 00:08:28,000 một đài quan sát kết hợp tia X và tia gamma được thiết kế để giải mã những bí ẩn của chớp gamma. 106 00:08:29,000 --> 00:08:34,000 Và WMAP, Tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson. 107 00:08:34,000 --> 00:08:40,000 Chỉ trong hơn hai năm trong không gian, nó đã lên bản đồ nền bức xạ vi sóng Vũ Trụ với độ chi tiết kinh ngạc. 108 00:08:40,000 --> 00:08:46,000 Cho đến nay WMAP mang đến cho các nhà vũ trụ học tầm nhìn tốt nhất về thời kì Vũ Trụ sơ khai, 109 00:08:46,000 --> 00:08:49,000 cách đây 13 tỉ năm. 110 00:08:50,000 --> 00:08:54,140 Mở rộng đến ranh giới tận cùng của không gian là một trong những phát triển lí thủ nhất 111 00:08:54,140 --> 00:08:55,420 trong lịch sử kính thiên văn. 112 00:08:55,420 --> 00:08:57,000 Vậy tiếp theo sẽ là gì? 113 00:09:00,000 --> 00:09:04,000 Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng tôi trong tập thứ sáu của series đặc biệt này. 114 00:09:04,000 --> 00:09:10,000 Trong tập sau ta sẽ cùng xem những chiếc kính thiên văn mới và tuyệt vời của tương lai đang được xây dựng. 115 00:09:10,000 --> 00:09:12,000 Tôi là tiến sĩ J, đồng hành cùng Hubblecast. 116 00:09:12,000 --> 00:09:17,000 Một lần nữa, tự nhiên đã khiến chúng ta phải kinh ngạc, còn hơn cả trí tưởng tượng hoang dại của nhân loại. 117 00:09:17,000 --> 00:09:23,180 Hubblecast được sản xuất bởi ESA/Hubble tại Hubblecast được sản xuất bởi ESA/Hubble tại Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu (Đức). 118 00:09:23,180 --> 00:09:28,120 Nhiệm vụ Hubble là dự án hợp tác quốc tế giữa NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu